báo lá cải online -
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Làm thế nào để kiên nhẫn hơn

Go down

Làm thế nào để kiên nhẫn hơn  Empty Làm thế nào để kiên nhẫn hơn

Bài gửi by khanhpt Fri May 11, 2012 11:04 am

Nhiều người trong chúng ta nhiều khi thường mất kiên nhẫn. Mất kiên nhẫn không chỉ gây stress cho chúng ta mà còn làm tổn thương những người xung quanh. Thiếu kiên nhẫn làm tăng mức độ căng thẳng của chúng ta, thậm chí có thể gây ra thiệt hại vật chất và thiếu kiên nhẫn cũng có thể làm tổn hại các mối quan hệ.

Tại sao cần thực hành kiên nhẫn?

Bạn đang chờ đợi tài liệu từ một ai đó để hoàn thành báo cáo cho một cuộc họp và thời gian chỉ còn khoảng 15 phút. Bạn có thể cảm thấy bị căng thẳng và bạn bắt đầu đổ mồ hôi, đột nhiên bạn la mắng người mà bạn cho là chậm chạp đã làm trể nãi công việc. Bạn có thể làm cho người ấy bị tổn thương, nhưng bạn không thể làm khác vì họ đã làm bạn muộn!
Làm thế nào để kiên nhẫn hơn  Nhan0110

Điều này nghe có vẻ quen thuộc?

Những người khác thường thấy những người thiếu kiên nhẫn như là người kiêu ngạo, thiếu nhạy cảm, và bốc đồng. Chúng có thể bị đánh giá là thiếu kế hoạch, để “nước đến chân mới nhảy” rồi bây giờ cuống quýt… Một số người không thích hợp tác với người thiếu kiên nhẫn, vì họ cho rằng người thiếu kiên nhẫn là người xấu tính và kém tài.
Vì thế, những người có tính thiếu kiên nhẫn khó có khả năng được đề bạt cho các vị trí lãnh đạo. Thiếu kiên nhẫn còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ, phá hỏng hạnh phúc gia đình.

Dấu hiệu của sự thiếu kiên nhẫn
Làm thế nào để biết khi bạn đang bị thiếu kiên nhẫn? Bạn có thể sẽ trải nghiệm một trong những trạng thái sau đây:
- Thở nông, thở gấp. - Cơ bắp căng thẳng. - Tay siết chặt, nắm chặt. – Dậm chân dậm cẳng, bồn chồn. - Khó chịu, tức giận, lo lắng, vội vã quyết định…

Tìm nguyên nhân của bạn
Nếu bạn gặp các triệu chứng của thiếu kiên nhẫn, bước tiếp theo của bạn là khám phá ra nguyên nhân thực sự. Lý do có thể là do người, lời nói hoặc tình huống cụ thể (như giao thông vào giờ cao điểm), nó thường gây cho chúng ta tâm lý thiếu kiên nhẫn. Lập danh sách (lưu ý ghi nhớ) những điều làm cho bạn trở nên thiếu kiên nhẫn và sử dụng các mẹo sau:
- Dừng lại và suy nghĩ về lần cuối cùng bạn đã mất kiên nhẫn. Điều gì gây ra nó? Bạn có thể tự biết các nguyên nhân tại sao mình mất kiên nhẫn.
- Hỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về sự thiếu kiên nhẫn của bạn. (Cơ hội để biết những “vết thương lòng” mà bạn đã làm – nếu có)
- Nhiều người trở nên mất kiên nhẫn do các yếu tố vật chất như đói, khát hoặc mệt mỏi. Tìm hiểu, lắng nghe cơ thể của bạn lần sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn. Một biện pháp khắc phục đơn giản có thể chỉ là một món ăn và một ly nước!
- Ghi nhật ký khi bạn mất kiên nhẫn, hãy viết ra các tình huống và lý do tại sao bạn hành xử đáng thất vọng như vậy. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều, vì nó buộc bạn phải xem xét lại hành động của mình và khám phá lý do tại sao bạn đã làm như vậy; kiến thức này cũng giúp bạn đưa ra các cách để tránh thiếu kiên nhẫn.
Tất nhiên, nó sẽ là tuyệt vời nếu bạn có thể tránh được nguyên nhân làm cho bạn mất kiên nhẫn. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, đó là điều không thể. Vì vậy, bạn phải học cách quản lý thiếu kiên nhẫn để thay thế.

Quản lý các biểu hiện thiếu kiên nhẫn
Khi bạn cảm thấy mất kiên nhẫn, điều quan trọng là thoát khỏi tâm trạng này càng nhanh càng tốt. Hãy thử những cách sau:


- Hãy hít thở sâu, chậm và đếm đến 10. Việc làm này giúp làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ thể và bạn có thời gian để có thể nhận biết cảm xúc của mình trước các tình huống. Nếu bạn đang cảm thấy thực sự mất kiên nhẫn, có thể bạn cần phải thực hiện thở chậm hơn hoặc làm điều này nhiều lần.
- Thiếu kiên nhẫn có thể làm căng thẳng cơ bắp của bạn ngoài ý muốn. Vì vậy, chú tâm thư giãn cơ thể của bạn. Một lần nữa, đi chậm, thở sâu. Thư giãn các cơ bắp của bạn, từ ngón chân của bạn lên đến đỉnh đầu của bạn.


- Tìm hiểu để quản lý cảm xúc của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền lựa chọn cách phản ứng trong mọi tình huống. Bạn có thể chọn sự kiên nhẫn hoặc không chọn, tất cả tùy vào bạn.
- Nguyên tắc chính là làm chậm lại, nói chuyện chậm rãi và di chuyển chậm hơn. Nó sẽ thể hiện cho những người khác thấy như thể bạn đang bình tĩnh - và, do "diễn xuất" kiên nhẫn, bạn có thể thu được sự kiên nhẫn nhiều hơn.
- Hãy chắc chắn rằng bạn thật sự “lắng nghe” và cho người khác thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn.
- Nhắc nhở chính mình rằng sự thiếu kiên nhẫn của bạn hiếm khi đốc thúc được người khác thực hiện tốt và nhanh hơn. Trong thực tế, nó lại thường cản trở khả năng của người khác để thực hiện tốt công việc phức tạp hoặc tinh tế. Tất cả những gì bạn làm với sự thiếu kiên nhẫn là tạo ra nhiều căng thẳng hơn, rõ ràng thiếu kiên nhẫn hoàn toàn không ích lợi gì.

Nếu sự thiếu kiên nhẫn khiến bạn phản ứng tức giận đối với những người khác có thể bởi vì bạn quá cầu toàn. Ngoài việc gây ra thiếu kiên nhẫn, quá cầu toàn thực sự có thể làm chậm năng suất và căng thẳng. Thường thì tình huống hay một người cụ thể ngay lập tức có thể làm bạn trở nên thiếu kiên nhẫn. Khi bạn xác định nguyên nhân cụ thể, bạn có thể khám phá ra lý do tại sao nó xảy ra và bạn sẽ có hành động phù hợp tốt hơn.
Nhiều người trong chúng ta gặp phải vấn đề với sự thiếu kiên nhẫn. Nhưng nếu chúng ta muốn các mối quan hệ tốt đẹp và một sự nghiệp thành công thì chúng ta cần phải dành thời gian tạo nên kiên nhẫn như là một thói quen. Hãy nhớ rằng, chỉ một số người bẩm sinh có tính kiên nhẫn, còn lại phần lớn chúng ta cần phải tập luyện kiên nhẫn để trở thành một thói quen. Trở nên kiên nhẫn hơn sẽ không dễ đạt được, nhưng chúng ta sẽ kiên nhẫn hơn, nếu muốn!


Được sửa bởi khanhpt ngày Fri May 11, 2012 11:10 am; sửa lần 2.
khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 40
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Làm thế nào để kiên nhẫn hơn  Empty SỐNG LÀ PHẢI KIÊN NHẪN

Bài gửi by khanhpt Fri May 11, 2012 11:06 am

Kiên nhẫn là sẵn lòng làm việc để đạt được kết quả như mong muốn. Điều tốt đẹp, tích cực và sự thật không thể có được ngay tức thì hay tự động mà có, chúng đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua quá trình tiến triển theo từng giai đoạn.

Có những lúc chúng ta phải hành động, nhưng cũng có những thời điểm chúng ta cần phải biết chờ đợi. Sự thành công chỉ đến khi chúng ta có những quyết định hợp lý, đúng lúc. Con người thường cứ cố buộc sự việc phải xảy ra. Đôi khi sự ép buộc này có hiệu quả, nhưng sau đó, trong chúng ta không còn cảm giác đã hoàn thành một cách đúng nghĩa. Nếu sự thành công được gặt hái qua một cuộc chiến hay một vụ xung đột thì chiến thắng ấy cũng chỉ là một sự trống rỗng.
Làm thế nào để kiên nhẫn hơn  Nhanvu10
Những thành quả tốt đẹp nhất không chỉ phụ thuộc vào bản thân chúng ta hay công sức của riêng ta mà còn đến từ việc học cách chấp nhận thực tại - hoàn cảnh và những người trong mối quan hệ của chúng ta. Hãy để họ là chính họ và những tình huống diễn ra một cách tự nhiên. Chắc chắn rằng mỗi việc chúng ta làm đều có một mục đích rõ ràng, tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bám quá chặt vào mục đích, tìm cách đạt được nó bằng mọi giá. Chính sự đeo bám đó sẽ khiến kết quả công việc của chúng ta bị hạn chế. Khao khát đạt được thành quả sẽ tước đoạt sự trong sáng khỏi những hành động của chúng ta. Lúc đó, những gì chúng ta làm đều phụ thuộc vào sự toan tính.

Bạn có biết công việc của người làm vườn diễn ra như thế nào không? Đầu tiên là chọn đất, chọn giống theo mùa vụ thích hợp. Sau đó sẽ là việc cày xới đất, gieo hạt, rồi tưới nước. Tiếp theo, anh ta phải đảm bảo luôn có đủ nước cho khu vườn, ngăn ngừa côn trùng tấn công. Nhưng vẫn chưa đủ, khu vườn của anh ta tươi tốt hay lụi tàn còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thiên nhiên có ban tặng điều kiện sống thích hợp cho nó hay không. Anh ta hợp tác và giúp đỡ khu vườn, nhưng không thể can thiệp được vào các quy luật của tự nhiên: bão tuyết, giông tố, ngập úng, nắng hạn... Khu vườn đẹp là sản phẩm của sự hợp tác giữa anh ta và thiên nhiên. Anh ta cần biết đặt mình vào những quy luật của thiên nhiên, hiểu được rằng khi nào thì nên xen vào và khi nào thì phải chờ đợi.

Thành công thật sự luôn dựa trên sự cộng tác tích cực. Người cộng tác không chỉ nhìn thấy vai trò của mình mà còn nhìn thấy vai trò của người khác. Và bản thân chúng ta cũng không quên trách nhiệm của riêng mình trước sự đóng góp của người khác. Chúng ta không được quên quy luật quân bình.

Người làm vườn phải hiểu quy luật quân bình, nếu không, anh ta sẽ hoặc làm việc quá nhiều hoặc lại làm quá ít, và vụ mùa sẽ không thu hoạch được như mong đợi. Người làm vườn phải tôn trọng thời gian, phải có lòng kiên nhẫn chờ đến đúng mùa mới gieo trồng, bởi nếu gieo hạt giống không đúng thời điểm, hay không đúng mảnh đất phù hợp, thì có chăm chút bao nhiêu đi nữa cũng bằng không. Tuy thế, chỉ riêng sự kiên nhẫn thôi chưa đủ. Kiên nhẫn mà thiếu hiểu biết, chúng ta sẽ đánh mất đi những cơ hội tốt đẹp. Mọi hành động chỉ cho kết quả tốt đẹp khi chúng ta biết thực hiện đúng lúc và đúng cách.

Không hành động không có nghĩa là kiên nhẫn. Không hành động có thể đồng nghĩa với sự thờ ơ, hờ hững. Một khi châm chước trước thái độ thờ ơ, hờ hững thì trong nội lực chúng ta không còn chỗ cho khát vọng nỗ lực, phấn đấu hay tự cam kết với chính mình.

Chúng ta nên gieo những hạt giống hành động đúng đắn và tưới chúng bằng tinh thần trách nhiệm và sự chăm chút. Đừng bao giờ gò ép hành vi hay tìm cách đi ngược lại quy luật tự nhiên, vì như thế, những tham vọng, những thèm muốn ích kỷ sẽ phá hủy vụ mùa. Không thể có được thành công - đúng nghĩa hạnh phúc và mãn nguyện - nếu như luôn có một sự can thiệp và thao túng của tham vọng và những suy nghĩ không trong sáng. Chúng ta phải làm việc bằng sự tôn trọng đối với những quy luật tự nhiên và điều tốt đẹp vốn có sẽ hiện ra từ bản chất sự việc.
khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 40
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Làm thế nào để kiên nhẫn hơn  Empty Mạn đàm về tính kiên nhẫn

Bài gửi by khanhpt Fri May 11, 2012 11:24 am

huynhdai (Trương Huyên)
Từ kiên nhẫn (patience) có nhiều nghĩa hơi khác nhau tùy theo từng ngữ cảnh. Khi thì nó có nghĩa kiên trì, không bỏ cuộc; khi thì không quá nóng lòng chờ kết quả, cứ bình tĩnh chờ thời gian đến; khi thì có nghĩa nhẫn nhục chịu đựng khó khăn. Tùy theo ý nghĩa khác nhau, chúng ta có luyện tập kiên nhẫn khác nhau.
1. Kiên nhẫn là biết thời gian tính. Đây là vấn đề timing. Đây là kiên nhẫn người ta nói đến thường nhất, thực tế nhất, và cần ít công phu nhất.
Bất cứ điều gì trên đời cũng cần thời gian. Nếu nấu cơm cần 20 phút để cơm chín, thì ta không thể tăng lửa cao gấp 5 lần và 4 phút sau thì xong nồi cơm… cháy. Kiên nhẫn là biết thời gian đòi hỏi cho một vấn đề, chờ thời gian đó đến. Đây thuần túy là kiến thức và kinh nghiệm.
Mỗi vấn đề, mỗi công việc, đều có những chu trình riêng và những mốc thời gian cho chu trình. Người hiểu vấn đề thì kiên nhẫn đợi thời gian, làm việc theo chu trình thời gian. Người không hiểu thì bồn chồn nóng nảy “Tại sao chưa thấy gì?” và làm thêm điều gì đó chưa nên làm, vì vậy mà hỏng chuyện. Cho nên, việc gì chưa biết chưa rành, thì học người có kinh nghiệm hơn chỉ lại.
Chú sư tử rình mồi, biết là dòng suối này thường có nai đến uống nước, cho nên cứ kiên nhẫn nằm trong bụi rậm, hết trưa đến chiều đến tối, hôm nay chưa có, ngày mai cũng phải có. Căn bản thời gian tính này mà còn không biết, và không hành động theo thời gian, thì nhất định là phải đói.

2. Kiên nhẫn là kiên trì cho đến lúc thành công. Đây là mức cao hơn của kiên nhẫn, và là yếu tố số một của thành công trong các dự án. Nếu ta có một mục đích, và mắt ta không rời mục đích đó, cứ gắng công đi đến mục đích dù mưa gió bão bùng hay động đất, thì ta sẽ đến mục đích một ngày nào đó. Đây thuần túy là vấn đề ‎ý chí.
Kiên trì ở đây, ngoài yếu tố “đi hoài cũng tới đích”, nó còn hàm ‎ý nghị lực chiến thắng 3 loại tiêu cực trên đường đi - tiêu cực từ chính mình, tiêu cực từ hoàn cảnh, và tiêu cực từ người khác.
• Tiêu cực từ chính mình là không tự tin vào mình, không tin là mình có thể có tài năng, không tin là mình có thể thành công. Người không tin vào mình thì không bao giờ đến đích vì họ không bao giờ đi, vì họ tin là họ không đủ sức đi. Đây là chưa đánh đã thua.
Tiêu cực từ chính mình còn là ngượng ngùng, ngại ngùng, không dám đứng dậy nổi bật lên, chỉ muốn chìm vào đám đông cho thoải mái, cho nên không dám làm điều gì vượt trội.
Muốn tự tin vào chính mình thì chỉ phải lăn vào chiến trận để biết là mình thực ra cũng không tồi. Như học trò học võ, cách duy nhất để tự tin là ra sân đấu. Mấy hôm đầu ăn đòn hơi nhiều, mấy hôm sau ăn đòn ít hơn, và lại thấy mình cũng cho đối phương ăn được vài đòn. Thế là có tự tin.
Nếu cứ để sợ hãi trong lòng mình níu mình lại, không cho mình vào chiến trận, không cho mình ăn đòn, thì mình sẽ sợ hãi và thiếu tự tin cả đời.
• Tiêu cực từ hoàn cảnh là đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhà tôi nghèo, tôi có tật, tôi không được thông minh… Cứ mang cái yếu của mình ra để biện minh cho sự thiếu thành công của mình.
Thành công không lệ thuộc vào cái yếu của mình, mà chỉ lệ thuộc vào cái mạnh của mình. Ví dụ: Giải vô địch toán không biết nhà mình nghèo hay giàu, mà chỉ biết cái đầu mình giỏi toán đến mức nào. Vậy thì, đừng nói nhà tôi nghèo, mà hãy nói tôi có cái đầu nhạy toán. Giải vật tay không biết bạn bị mất một chân, mà chỉ biết bạn có cánh tay vô địch. Vậy thì đừng nói tôi mất một chân, hãy nói tôi có cánh tay lực lưỡng.
Đổ lỗi cho những yếu kém của hoàn cảnh là suy nghĩ thiếu luận l‎ý. “Thành công của bạn không biết đến các điểm yếu của bạn, và chỉ biết chiều theo sức mạnh của bạn”. Vậy thì, đừng nói đến các điểm yếu của hoàn cảnh của mình. Hãy chú tâm đến những điểm mạnh của mình mà phát triển.
• Tiêu cực từ những người khác là những chê bai, chế giễu, chống đối, cười cợt… Nếu bạn có một‎ ý tưởng thật siêu, thì chỉ có một mình bạn, và một thiểu số cực kỳ nhỏ, biết nó là ‎siêu. Đa số người còn lại không thể biết đó là ‎ý siêu, vì nếu đa số biết đó là ý siêu, nó nhất định phải là ý xoàng. Cái thật hay, chỉ một số nhỏ người có thể thấy. Vì vậy, bạn sẽ bị đám đông chế nhạo. Bạn có đủ tự tin để phe lờ họ và đi suốt con đường không?

3. Kiên nhẫn là nhẫn nhục, nhẫn nhịn. Đây là ý nghĩa cao nhất của kiên nhẫn. Đây không còn là thành công trong vài dự án mà là hoàn toàn làm chủ tâm mình, làm chủ đời mình, thành công cho cả đời mình.
Khi không còn “cái tôi” thì ta khiêm tốn, ta nhẫn nhục, ta kiên nhẫn, ta làm chủ tâm mình. Ta có thể có được những kỹ năng sống khác một cách tự nhiên.
Trong đa số các khóa học về tư duy tích cực trên thị trường ngày nay, chúng ta chỉ học được đến điểm thứ 1 và thứ 2 trên đây. Tuy nhiên, điểm thứ 3 này mới là nền tảng sâu nhất của tư duy tích cực.

Pé nhí nhảnh
Học tính kiên nhẫn

Hầu như tất cả chúng ta ai cũng trải qua những giờ phút sống một cách hối hả và vội vã. Và chúng ta cũng muốn tất cả mọi người, mọi việc chung quanh cũng phải di chuyển nhanh hơn nữa.
Hãy thử để ý đến những dấu hiệu cho thấy sự mất kiên nhẫn của đời sống ở Mỹ:
Một vài tiệm McDonald's hứa là sẽ có bữa ăn trong vòng 90 giây, nếu không khách hàng miễn trả tiền.
Kodak dựng nhiều tiệm rửa hình trong một tiếng đồng hồ (one hour photo) ở nhiều nơi trong Disney World để khách du lịch có thể có hình chụp trước khi cuộc đi chơi của họ chấm dứt.
Rất nhiều người hiện nay đang bị đau khổ vì chứng bệnh vội vã (hurry sickness), một cái tên được Bác Sĩ Meyer Friedman, M.D. đặt ra để chỉ những loại người có tính mất kiên nhẫn này.
Trong một bài báo trên tờ Good Housekeeping, tác giả M.J.Ryan đã thực hiện những cuộc tìm hiểu về sự mất kiên nhẫn của chính mình và những người chung quanh để đưa ra một vài phương cách giúp chúng ta tập tính kiên nhẫn.
Ryan nói rằng khi chờ đợi thang máy, bà thường bấm nút nhiều lần để mong thang máy lên hay xuống nhanh hơn. Lúc sử dụng microwave thì bà bấm cái nút “một phút” bởi vì như thế mau hơn là bấm nhiều nút để canh giờ.
Có thể nói rằng thế giới chuyển động nhanh chừng nào thì chúng ta sẽ có ít kiên nhẫn chừng ấy. Ðiều đó thật là trái ngược với việc mỗi ngày trong đời sống chúng ta phải đối diện với những sự trì hoãn như phải xếp hàng chờ đợi ở tiệm ăn hay tại phi trường; bị kẹt xe; bị nghe những lời nhắn dài dòng trên hệ thống điện thoại tự động. Thêm vào đó, những mâu thuẫn của mối liên hệ với người khác, bệnh tật, công việc làm bấp bênh đều đòi hỏi sự chịu đựng và kiên nhẫn, không phải chỉ để đối phó mà còn để có thể tăng trưởng lòng yêu thương và sự khôn ngoan.
Nếu không có kiên nhẫn, chúng ta không thể học được những bài học mà đời sống mang đến cho chúng ta; chúng ta cũng khó có thể trưởng thành, khó có thể làm việc hết lòng cho những điều mà mình thật tâm muốn có được. Với sự kiên nhẫn, chúng ta có những quyết định đứng đắn hơn, đỡ tốn thời giờ, có những mối liên hệ tình cảm hạnh phúc hơn, và trở nên những cha mẹ tốt hơn.
Theo M.J.Ryan, nếu chúng ta càng thực hành lòng kiên nhẫn thì chúng ta càng nhìn thấy các nhân tố chính dẫn đến việc có được đời sống sung sướng hay đau khổ. Sự kiên nhẫn giúp chúng ta tính tự chủ, khả năng biết ngừng lại và sống với hiện tại. Và từ đó chúng ta sẽ có được những chọn lựa sáng suốt. Nếu muốn có một đời sống hạnh phúc, chúng ta cần phối hợp ba yếu tố thiết yếu sau đây để hoàn tất một phương thức sống lý tưởng.
1/ Sự bền bỉ, kiên trì
Hãy nhớ là ông Walt Disney đã từng bị từ chối đến 302 lần trước khi ông ta được tài trợ để xây dựng Disneyland. Trong khi việc tiếp tục bất chấp những trở ngại không hứa hẹn là sẽ mang lại phần thưởng to lớn, thì khả năng làm việc một cách kiên nhẫn và bền bỉ chắc chắn làm gia tăng cơ hội biến những ước mơ của chúng ta thành sự thật.
2/ Sự thanh thản
Anthony Mello, một linh mục Thiên Chúa Giáo đã diễn tả thái độ thanh thản khi ông viết: “Rồi sẽ yên bình, rồi sẽ yên bình. Cho dù mọi việc có tệ hại đến thế nào đi nữa, rồi sẽ yên bình” “As it well, as it well. Though everything is a mess, as it well”.
Tính kiên nhẫn mang đến sự bình an trong tâm hồn, sự điềm tĩnh giúp chúng ta không bị tức tối bởi một chuyến bay bị hủy bỏ, lỡ một cuộc hẹn, tiếng ngáy của người phối ngẫu trong đêm trước ngày bạn có buổi phỏng vấn cho công việc mới.
Trong cơn khủng hoảng, con người trầm tĩnh của bạn là nguồn an ủi để cho người khác tìm đến giải sầu. Kiên nhẫn cũng giống như chiếc sườn của con thuyền , giúp chúng ta đứng vững trước phong ba, bão tố để tiếp tục tiến đến đích mà chúng ta nhắm đến.
3/ Chấp nhận
Chúng ta dễ dàng chấp nhận nếu mọi việc xẩy ra êm đẹp và trôi chảy. Nhưng để giữ sự kiên nhẫn khi phải đối diện với sự mất mát, hay trở ngại, có nghĩa là chúng ta đừng nên thêm vào đó sự chua chát, lòng thù ghét, hay là niềm tuyệt vọng. Thay vì than thở hay rên rỉ, chúng ta hãy xắn tay áo lên để khắc phục sự việc ngay tức khắc. Khi bạn trông nom, săn sóc với lòng thương yêu cho một người thân già nua chưa từng biết nói cảm ơn bạn, hay khi bạn bình tĩnh giải thích cho con bạn những điều phải trái, đó chính là lúc bạn chứng tỏ sự chấp nhận.
Nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời bao dung và sâu sắc hơn - chứ không phải là vội vã hơn - chúng ta cần nên kiên nhẫn với chính mình, với những người chung quanh, và ngay cả với những tình huống nhỏ hay lớn của đời sống.
Bạn nên hiểu rằng tính kiên nhẫn là một điều gì mà chúng ta làm một cách tự nhiên, chứ không phải là điều mà chúng ta bị bắt buộc làm. Sự kiên nhẫn có thể ví như bắp thịt. Thân thể con người đều có những bắp thịt, nhưng nhiều người mạnh hơn và chịu đựng bền bỉ hơn vì họ tập thể dục. Và cũng giống như luyện tập bắp thịt, ai cũng có thể luyện tập để phát triển tính kiên nhẫn. Sự mất kiên nhẫn là một thói quen và kiên nhẫn cũng chỉ là một thói quen mà thôi.
Dĩ nhiên mỗi người sẽ có một biểu lộ sự mất kiên nhẫn khác nhau tùy một vài nguyên nhân nào đó. Ðối với các bà mẹ là những hình ảnh trước mắt: đồ chơi vương vãi khắp nơi, áo quần đầy dẫy trên sàn phòng ngủ, giường nệm bừa bộn; đối với những ông cha là việc đang muốn nói chuyện với vợ thì mấy đứa con gây ồn ào vì cãi cọ nhau; đối với nhiều người khác thì mất kiên nhẫn chỉ vì khi nào gọi điện thoại cũng gặp cái máy nhắn chứ không phải người thật trả lời.
Hãy để ra một vài phút để ghi nhận khi nào và ở đâu bạn bị mất kiên nhẫn nhất. Khi chúng ta có thể tự cảnh giác việc gì làm cho chúng ta mất kiên nhẫn, chúng ta sẽ cho mình sự chọn lựa về thái độ phản ứng lại sự việc đo,
Trên thực tế, cuộc nghiên cứu mới đây về óc não cho biết là sự cảnh giác tăng gấp đôi thời gian giữa “thôi thúc và hành động”. Ở khoảng cách đó, sự kiên nhẫn được chọn lựa để tồn tại. Kiên nhẫn là một quyết định. Và nếu bạn càng chọn lựa sự kiên nhẫn, nó càng đương nhiên hiện hữu và tồn tại.
M.J.Ryan nhận xét rằng qua kinh nghiệm của chính mình, bà thấy rằng nếu kiên nhẫn chừng nào, bà lại càng nhận thấy sự mất kiên nhẫn quả là một triệu chứng của chủ thuyết toàn hảo. Nếu chúng ta cứ mọng đợi chính mình và mọi người khác đều hoàn hảo hết, thí dụ như chúng ta mong đợi các chuyến máy bay luôn đúng giờ, con cái trật tự ngăn nắp.., chúng ta sẽ mất kiên nhẫn mỗi lần một việc không toàn hảo xuất hiện như khi hành lý bị thất lạc, người bồi bàn dễ ghét, con gái la khóc, ông chủ khó tính.. Ngược lại, nếu chúng ta thấy được rằng đời sống tự nó đã hỗn độn và có vô số những bất ngờ xẩy ra, nhưng người ta vẫn sống được bằng những cố gắng hết sức của họ, thì chúng ta sẽ thấy là sự kiên nhẫn giúp chúng ta rất nhiều trong việc đối phó với thử thách.
Và trước hết, chúng ta phải bắt đầu với sự kiên nhẫn đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta không chấp nhận những lầm lỗi mà mình phạm phải và nhất định xem như nó chưa bao giờ xảy ra, chúng ta sẽ không bao giờ học hỏi được sự sai trái của mình. Trái lại, nếu chúng ta tha thứ, khoan dung và hối cải về những điều lầm lỗi - kể cả sự mất kiên nhẫn của mình, chúng ta sẽ có cơ hội tạo những quyết định thông minh hơn trong tương lai.
M.J. Ryaan kết thúc bài viết của bà bằng nhận xét: “Dĩ nhiên vẫn có lúc tôi tìm thấy mình rơi vào những trường hợp thiếu bình tĩnh, chẳng hạn như lúc chồng tôi ngừng xe lại ở đèn vàng thay vì đạp ga; hay khi đứa con trai 5 tuổi đòi uống nước cam tới lần thứ 100 trong khi tôi đang lái xe. Ðó chính là lúc tôi tự thử thách xem mình có đủ kiên nhẫn và thông cảm hay không (thay vì mỉa mai và tức giận) trong khi đóng vai người tài xế đang lái chiếc xe của đời mình”.

Pé nhí nhảnh
Hầu như tất cả chúng ta ai cũng trải qua những giờ phút sống một cách hối hả và vội vã. Và chúng ta cũng muốn tất cả mọi người, mọi việc chung quanh cũng phải di chuyển nhanh hơn nữa.
Hãy thử để ý đến những dấu hiệu cho thấy sự mất kiên nhẫn của đời sống ở Mỹ:
Một vài tiệm McDonald's hứa là sẽ có bữa ăn trong vòng 90 giây, nếu không khách hàng miễn trả tiền.
Kodak dựng nhiều tiệm rửa hình trong một tiếng đồng hồ (one hour photo) ở nhiều nơi trong Disney World để khách du lịch có thể có hình chụp trước khi cuộc đi chơi của họ chấm dứt.
Rất nhiều người hiện nay đang bị đau khổ vì chứng bệnh vội vã (hurry sickness), một cái tên được Bác Sĩ Meyer Friedman, M.D. đặt ra để chỉ những loại người có tính mất kiên nhẫn này.
Trong một bài báo trên tờ Good Housekeeping, tác giả M.J.Ryan đã thực hiện những cuộc tìm hiểu về sự mất kiên nhẫn của chính mình và những người chung quanh để đưa ra một vài phương cách giúp chúng ta tập tính kiên nhẫn.
Ryan nói rằng khi chờ đợi thang máy, bà thường bấm nút nhiều lần để mong thang máy lên hay xuống nhanh hơn. Lúc sử dụng microwave thì bà bấm cái nút “một phút” bởi vì như thế mau hơn là bấm nhiều nút để canh giờ.
Có thể nói rằng thế giới chuyển động nhanh chừng nào thì chúng ta sẽ có ít kiên nhẫn chừng ấy. Ðiều đó thật là trái ngược với việc mỗi ngày trong đời sống chúng ta phải đối diện với những sự trì hoãn như phải xếp hàng chờ đợi ở tiệm ăn hay tại phi trường; bị kẹt xe; bị nghe những lời nhắn dài dòng trên hệ thống điện thoại tự động. Thêm vào đó, những mâu thuẫn của mối liên hệ với người khác, bệnh tật, công việc làm bấp bênh đều đòi hỏi sự chịu đựng và kiên nhẫn, không phải chỉ để đối phó mà còn để có thể tăng trưởng lòng yêu thương và sự khôn ngoan.
Nếu không có kiên nhẫn, chúng ta không thể học được những bài học mà đời sống mang đến cho chúng ta; chúng ta cũng khó có thể trưởng thành, khó có thể làm việc hết lòng cho những điều mà mình thật tâm muốn có được. Với sự kiên nhẫn, chúng ta có những quyết định đứng đắn hơn, đỡ tốn thời giờ, có những mối liên hệ tình cảm hạnh phúc hơn, và trở nên những cha mẹ tốt hơn.
Theo M.J.Ryan, nếu chúng ta càng thực hành lòng kiên nhẫn thì chúng ta càng nhìn thấy các nhân tố chính dẫn đến việc có được đời sống sung sướng hay đau khổ. Sự kiên nhẫn giúp chúng ta tính tự chủ, khả năng biết ngừng lại và sống với hiện tại. Và từ đó chúng ta sẽ có được những chọn lựa sáng suốt. Nếu muốn có một đời sống hạnh phúc, chúng ta cần phối hợp ba yếu tố thiết yếu sau đây để hoàn tất một phương thức sống lý tưởng.
1/ Sự bền bỉ, kiên trì
Hãy nhớ là ông Walt Disney đã từng bị từ chối đến 302 lần trước khi ông ta được tài trợ để xây dựng Disneyland. Trong khi việc tiếp tục bất chấp những trở ngại không hứa hẹn là sẽ mang lại phần thưởng to lớn, thì khả năng làm việc một cách kiên nhẫn và bền bỉ chắc chắn làm gia tăng cơ hội biến những ước mơ của chúng ta thành sự thật.
2/ Sự thanh thản
Anthony Mello, một linh mục Thiên Chúa Giáo đã diễn tả thái độ thanh thản khi ông viết: “Rồi sẽ yên bình, rồi sẽ yên bình. Cho dù mọi việc có tệ hại đến thế nào đi nữa, rồi sẽ yên bình” “As it well, as it well. Though everything is a mess, as it well”.
Tính kiên nhẫn mang đến sự bình an trong tâm hồn, sự điềm tĩnh giúp chúng ta không bị tức tối bởi một chuyến bay bị hủy bỏ, lỡ một cuộc hẹn, tiếng ngáy của người phối ngẫu trong đêm trước ngày bạn có buổi phỏng vấn cho công việc mới.
Trong cơn khủng hoảng, con người trầm tĩnh của bạn là nguồn an ủi để cho người khác tìm đến giải sầu. Kiên nhẫn cũng giống như chiếc sườn của con thuyền , giúp chúng ta đứng vững trước phong ba, bão tố để tiếp tục tiến đến đích mà chúng ta nhắm đến.
3/ Chấp nhận
Chúng ta dễ dàng chấp nhận nếu mọi việc xẩy ra êm đẹp và trôi chảy. Nhưng để giữ sự kiên nhẫn khi phải đối diện với sự mất mát, hay trở ngại, có nghĩa là chúng ta đừng nên thêm vào đó sự chua chát, lòng thù ghét, hay là niềm tuyệt vọng. Thay vì than thở hay rên rỉ, chúng ta hãy xắn tay áo lên để khắc phục sự việc ngay tức khắc. Khi bạn trông nom, săn sóc với lòng thương yêu cho một người thân già nua chưa từng biết nói cảm ơn bạn, hay khi bạn bình tĩnh giải thích cho con bạn những điều phải trái, đó chính là lúc bạn chứng tỏ sự chấp nhận.
Nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời bao dung và sâu sắc hơn - chứ không phải là vội vã hơn - chúng ta cần nên kiên nhẫn với chính mình, với những người chung quanh, và ngay cả với những tình huống nhỏ hay lớn của đời sống.
Bạn nên hiểu rằng tính kiên nhẫn là một điều gì mà chúng ta làm một cách tự nhiên, chứ không phải là điều mà chúng ta bị bắt buộc làm. Sự kiên nhẫn có thể ví như bắp thịt. Thân thể con người đều có những bắp thịt, nhưng nhiều người mạnh hơn và chịu đựng bền bỉ hơn vì họ tập thể dục. Và cũng giống như luyện tập bắp thịt, ai cũng có thể luyện tập để phát triển tính kiên nhẫn. Sự mất kiên nhẫn là một thói quen và kiên nhẫn cũng chỉ là một thói quen mà thôi.
Dĩ nhiên mỗi người sẽ có một biểu lộ sự mất kiên nhẫn khác nhau tùy một vài nguyên nhân nào đó. Ðối với các bà mẹ là những hình ảnh trước mắt: đồ chơi vương vãi khắp nơi, áo quần đầy dẫy trên sàn phòng ngủ, giường nệm bừa bộn; đối với những ông cha là việc đang muốn nói chuyện với vợ thì mấy đứa con gây ồn ào vì cãi cọ nhau; đối với nhiều người khác thì mất kiên nhẫn chỉ vì khi nào gọi điện thoại cũng gặp cái máy nhắn chứ không phải người thật trả lời.
Hãy để ra một vài phút để ghi nhận khi nào và ở đâu bạn bị mất kiên nhẫn nhất. Khi chúng ta có thể tự cảnh giác việc gì làm cho chúng ta mất kiên nhẫn, chúng ta sẽ cho mình sự chọn lựa về thái độ phản ứng lại sự việc đo,
Trên thực tế, cuộc nghiên cứu mới đây về óc não cho biết là sự cảnh giác tăng gấp đôi thời gian giữa “thôi thúc và hành động”. Ở khoảng cách đó, sự kiên nhẫn được chọn lựa để tồn tại. Kiên nhẫn là một quyết định. Và nếu bạn càng chọn lựa sự kiên nhẫn, nó càng đương nhiên hiện hữu và tồn tại.
M.J.Ryan nhận xét rằng qua kinh nghiệm của chính mình, bà thấy rằng nếu kiên nhẫn chừng nào, bà lại càng nhận thấy sự mất kiên nhẫn quả là một triệu chứng của chủ thuyết toàn hảo. Nếu chúng ta cứ mọng đợi chính mình và mọi người khác đều hoàn hảo hết, thí dụ như chúng ta mong đợi các chuyến máy bay luôn đúng giờ, con cái trật tự ngăn nắp.., chúng ta sẽ mất kiên nhẫn mỗi lần một việc không toàn hảo xuất hiện như khi hành lý bị thất lạc, người bồi bàn dễ ghét, con gái la khóc, ông chủ khó tính.. Ngược lại, nếu chúng ta thấy được rằng đời sống tự nó đã hỗn độn và có vô số những bất ngờ xẩy ra, nhưng người ta vẫn sống được bằng những cố gắng hết sức của họ, thì chúng ta sẽ thấy là sự kiên nhẫn giúp chúng ta rất nhiều trong việc đối phó với thử thách.
Và trước hết, chúng ta phải bắt đầu với sự kiên nhẫn đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta không chấp nhận những lầm lỗi mà mình phạm phải và nhất định xem như nó chưa bao giờ xảy ra, chúng ta sẽ không bao giờ học hỏi được sự sai trái của mình. Trái lại, nếu chúng ta tha thứ, khoan dung và hối cải về những điều lầm lỗi - kể cả sự mất kiên nhẫn của mình, chúng ta sẽ có cơ hội tạo những quyết định thông minh hơn trong tương lai.
M.J. Ryaan kết thúc bài viết của bà bằng nhận xét: “Dĩ nhiên vẫn có lúc tôi tìm thấy mình rơi vào những trường hợp thiếu bình tĩnh, chẳng hạn như lúc chồng tôi ngừng xe lại ở đèn vàng thay vì đạp ga; hay khi đứa con trai 5 tuổi đòi uống nước cam tới lần thứ 100 trong khi tôi đang lái xe. Ðó chính là lúc tôi tự thử thách xem mình có đủ kiên nhẫn và thông cảm hay không (thay vì mỉa mai và tức giận) trong khi đóng vai người tài xế đang lái chiếc xe của đời mình”.

huunghialkt
gì mà phải dài như thế chứ. Để tăng tính kiên nhẫn thì có rất nhiều cách, hơn nữa còn rất đơn giản. Bạn hãy bình tĩnh trước mọi việc xáy ra trước mắt mình, để làm gì để biết từ từ tìm ra cách giải quyết. Xem một bộ phim trên mạng, mạng hay bị trục trặc xem cứ giật giật rất khó chịu, nhưng hãy tập dần và làm quen với điều đó. Hay là khi yêu một ai đó, đừng nên vội vàng nói ra những câu có thẻ khiến mối quan hệ trở nên xa vời hơn, mà cũng hãy từ từ mà tiến tới. Chặt một khúc củi to, mệt cũng phải làm tiếp thì mới xong đúng không. Bạn đang hỏi phải làm sao để tăng tinhs kiên nhẫn, nhưng bạn không nhận ra rằng chính bạn đang rèn luyện tính kiên nhẫn của mình đó.

Độc Cô Hải (Đặng Đức Hải)
Đơn giản nhất là hãy uống trà nóng. Bạn thử đi rồi xem kết quả.

Phong Hoa Tuyết Nguyệt
Hãy nhớ 1 câu: một điều nhịn là chín điều lành. Phải biết NHỊN! a di đà phật.

amateur2008 (Trăng Vát)
chơi các loại game trí tuệ, hay các loại game khó
càng khó chơi càng ức chế
càng ức chế chơi lại càng không qua
phải thật bình tĩnh, nhẫn nại
nếu có thể chỉnh tốc độ game thì cho game chạy chậm càng tốt

lorna (Van lorna)
nên làm 1 cái gì đó cần đến sự kiên trì nhẫn nại
vd: nếu là con gái thì ngồi xếp thiên nga đi
có thể học thiền

Crazy Crash (Tan Anh Tran)
Ngồi thiền, tập yoga.

N.K.A.T
Cách hiệu quả nhất: viết chữ thư pháp

tuyetnt
tập võ.

...........
khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 40
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Làm thế nào để kiên nhẫn hơn  Empty Re: Làm thế nào để kiên nhẫn hơn

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết