báo lá cải online -
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới

Go down

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới Empty Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới

Bài gửi by khanhpt Mon Jul 18, 2011 9:27 pm

Có những việc dù chỉ xảy ra trong khoảnh khắc nhưng lại làm những người có lương tâm đau lòng cả đời. Cũng có những bức ảnh mà chỉ cần nhìn một lần cũng khiến cả thế giới phải xót lòng.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441a5_5a335647_11-%209
Sự kiện 11 tháng 9 là một loạt tấn công khủng bố khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441a7_376960bc_abu
Đầu năm 2004, hình ảnh của những vụ tra tấn, cưỡng hiếp, sát hại tàn nhẫn tù nhân ở nhà tù khét tiếng Abu Ghraib, Iraq đã khiến cho toàn thế giới phải chấn động và ghê rợn trước sự độc ác của một số quân nhân Mỹ. Nhà tù Abu Ghraib nằm cách thủ đô Baghdad hơn 30 km về phía Tây, hiện đang giam giữ khoảng 5.000 tù nhân. Cùng với Guantanamo, đây được coi là một trong những nhà tù tai tiếng nhất thế giới, đặc biệt là sau khi giới báo chí công bố hàng loạt bức ảnh về sự tra tấn mã của lính Mỹ đối với các tù nhân nước sở tại vào năm 2004.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441b4_78685a0a_union
Vào năm 1984, vụ rò rỉ 40 tấn hóa chất cực độc MIC ) từ nhà máy Union Carbide ở trung tâm thành phố Bhopal của Ấn Độ đã giết chết hơn 35.000 người chỉ trong vài giờ và gây bệnh tật kéo dài cho hàng trăm ngàn người khác. Sau vụ rò rỉ, những chiếc đầu lâu của người đã qua đời được đưa ra nghiên cứu. Kết quả cho thấy hóa chất cực độc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại não bộ của con người. Bên cạnh đó, cây cối và các loài động vật trong khu vực cũng phải hứng chịu hậu quả nặng nề này khi chỉ trong vài ngày, hàng loạt động thực vật đã chết.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441ae_3a84fb86_igbos
Khi người Igbos ở phía Đông Nigeria tuyên bố giành độc lập vào năm 1967, chính quyền Nigeria đã quyết định phong tỏa đất nước non trẻ Biafra. Trẻ em Biafra bị suy dinh dưỡng nặng trong nạn đói ở nơi này. Hậu quả để lại là hơn 1 triệu người đã chết đói còn trẻ em thì mắc bệnh suy dinh dưỡng nặng khi tay chân thì teo đi còn bụng thì nhô ra.


Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441ab_5a4071fc_buchenwald
Vào năm 1937, phát xít Đức đã xây dựng trại tập trung Buchenwald tại Weimar, Đức. Từ năm 1937 tới khi được giải phóng vào năm 1945, hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình.Trại tập trung Buchenwald đã trở thành vết nhơ trong lịch sử nước Đức và là một bằng chứng xác thực cho thấy sự tàn bạo của phát xít Đức đối với người Do Thái trên thế giới. Trong thời gian hoạt động của Buchenwald từ năm 1937 đến 1945 đã có 240.000 tù nhân sống tại đây và khoảng 56.000 người trong đó chủ yếu là người do Thái, tù nhân, những người đồng tính.... đã chết trong trại Buchenwald.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441a9_259ebbba_bhopal
Bức ảnh đám tang của một em bé vô danh cho thấy hình ảnh tàn khốc sau vụ rò rỉ hóa chất ở Bhopal, Ấn Độ của công ty Union Carbide. Một số tổ chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ. Hình ảnh trên lại một lần nữa cho thấy mặt trái của công nghệ hóa khi tình trạng an toàn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441a8_36f2c876_an%20do
Bức ảnh này được chụp vào năm 1930 sau khi hai người đàn ông da đen trẻ tuổi ở Ấn Độ bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng và sát hại bạn trai của cô. Họ bị treo cổ trong vòng vây của khoảng 10.000 người. Khuôn mặt của đám đông đã nói lên tất cả mọi điều. Người đàn ông thứ 3 được cứu sống bởi chú của cô gái đã nói rằng họ vô tội. Bức ảnh cho thấy thi thể bị tra tấn dã man của hai người đàn ông bị kết án oan cùng vẻ mặt hân hoan của đám đông đã cho thấy sự phân biệt chủng tộc tàn nhẫn và khiến cả thế giới phải bàng hoàng.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441b0_6e108ca7_sudan
Được trao giải Pulitzer 1994, bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một em bé ở Sudan sắp chết đói đang cố lết về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc cách đó khoảng một km. Cách đó không xa, một con kền kền đang chờ em bé chết để ăn thịt. Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó. Cả nhiếp ảnh gia cũng không biết bởi anh rời đi sau khi chụp ảnh. Nhiều người lên án sự lạnh lùng sau ống kính của tác giả. Chính vì vậy, ba tháng sau khi chụp bức ảnh này, nhà nhiếp ảnh Kevin Carter đã tự tử vì trầm cảm.

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441ad_3e637653_gaza
Bức ảnh này đã chạm đến trái tim của người dân trên toàn thế giới bởi tình phụ tử lớn lao. Nhưng điều đáng buồn là hai nhân vật chính trong bức ảnh đã tử vong vì bị bắn tại bờ Gaza. Bức ảnh do France 2 ghi lại một lần nữa cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh và tình cha con thiêng liêng, cao quý.


Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới 4e2441b2_54776990_uganda
Karamoja, Uganda, tháng 4-1980. Bàn tay của một cậu bé giữa lòng bàn tay của cha đạo trong nạn đói. Wels cảm thấy bức xúc vì 5 tháng sau họ mới cho đăng bức ảnh của ông. Trong khi thời điểm ông chụp ảnh rất nhiều người vẫn đang chết đói.Ông cảm thấy bối rối khi nhận giải thưởng bởi Wells phản đối trao giải cho những bức ảnh chụp người chết đói! Ngay từ đầu, ông không phải là người đem chính bức ảnh của mình đi dự thi.
khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 40
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới Empty Re: Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới

Bài gửi by khanhpt Mon Jul 18, 2011 9:35 pm

Tất cả các bức ảnh đã gây cho tôi và tất cả chúng ta những ấn tượng sâu đậm, sự sửng sốt và ám ảnh không phải bây giờ mà rất lâu về sau. Nó không phải là những thảm họa thiên nhiên, những sự vât mang tính khách quan mà đều xuất phát từ những hành động của con người; chúng ta tàn sát lẫn nhau bằng những cuộc chiến tranh, chúng ta tàn phá môi trường bằng sự phát triển mang lợi ích trước mắt... mà hậu quả thì hầu hết những người trực tiếp gây ra không phải gánh chịu. Chúng ta hoàn toàn có thể tránh được những thảm họa này trong tương lai với sức ép của dư luận, tiếng nói của công lý và sự chung tay của toàn thể nhân loại - những người có lương tâm và yêu công lý thuộc tất cả các màu da, đất nước, sắc tộc.
khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 40
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới Empty Re: Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới

Bài gửi by khanhpt Mon Jul 18, 2011 9:43 pm

Sau đây báo Lá cải online xin được giới thiệu câu truyện xoay quanh 1 trong những bức ảnh nổi tiếng nhất; nổi tiếng không chỉ vì nội dung nó chứa đựng mà còn cả vì sự ly kỳ của các yếu tố xung quanh nó: hoàn cảnh ra đời, số phận nhân vật trong tấm ảnh, nhiếp ảnh gia chụp, giải thưởng....Trong lịch sử ngành nhiếp ảnh, chắc có rất ít bức ảnh nào chứa đựng 1 diễn biến phức tạp như bức ảnh nổi tiếng này.

Cuộc sống và cái chết của tác giả ảnh 'Kền kền chờ đợi'
Chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh gây sốc cả
thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi", Kevin Carter - phóng viên ảnh người
Nam Phi đã tự sát, để lại nhiều câu hỏi về những điều phía sau tấm ảnh.


Kevin Carter được cảnh sát tìm thấy chết vì ngộ độc khí gas trong xe hơi
của mình hôm 27/7/1994, khi anh mới 33 tuổi. Bức thư tuyệt mệnh của anh
viết: "Tôi hoàn toàn suy sụp, không điện thoại, không tiền thuê nhà,
không tiền nuôi con, không tiền trả nợ... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức
sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về
những đứa trẻ chết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là
những kẻ hành hình...".

Carter bắt đầu sự nghiệp bằng phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983,
nhưng nhanh chóng sau đó anh chuyển ra mặt trận chiến trường Nam Phi,
ghi lại hình ảnh về sự đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân
biệt chủng tộc apartheid và nạn bạo lực trong gia đình.

Vài ngày sau khi Carter đoạt giải Pulitzer vào tháng 4/1994, Ken
Oosterbroek - một trong những đồng nghiệp và cũng là người bạn thân nhất
của anh - bị bắn chết lúc đang chụp ảnh cuộc nổ súng ở thị trấn Tokoza
gần Johannesburg. Trong bức thư tuyệt mệnh của mình, Carter cũng nhắc
đến Ken: "Tôi cần phải theo chân Ken, nếu mình đủ may mắn...".

Bạn bè cho biết Carter là một người có cuộc sống tình cảm phức tạp, anh
mang niềm đam mê của mình vào công việc nhưng luôn tự đẩy mình đến những
thái cực của sự hưng phấn và trầm cảm. Một năm trước khi chết, anh
tuyên bố mình cần thoát ra khỏi sự hỗn loạn ở Nam Phi.

Carter gây được sự chú ý lần đầu khi là người đầu tiên chụp ảnh cảnh
hành hình "thắt cổ" trước công chúng tại Nam Phi, vào giữa những năm
1980. Đó là hình thức giết người bằng cách đốt lửa một vòng dây tẩm dầu
quấn quanh cổ của nạn nhân. Bức ảnh đã gây nên sự phẫn nộ khủng khiếp và
làm tăng làn sóng phản đối chủ nghĩa apartheid trên toàn cầu.

Sau này, Carter phát biểu về tác phẩm này: "Tôi thấy kinh hoàng trước
những gì họ đang làm. Tôi kinh hoàng trước việc mình đang làm. Nhưng sau
đó mọi người bắt đầu bàn tán về những bức hình này... và tôi thấy có lẽ
hành động của mình không hẳn đã xấu. Việc chứng kiến một điều man rợ
không hẳn là một việc làm tồi tệ".
Tác phẩm "Kền kền chờ đợi".

Nhưng bức ảnh gây chú ý nhất của Carter không phải chụp ở Nam Phi mà ở
miền nam Sudan, nơi anh ghi lại cảnh chết đói hàng loạt do cuộc nội
chiến gây ra. Tháng 3/1993, anh xin nghỉ phép ở tòa báo đang làm việc,
vay mượn tiền để mua vé máy bay đến Sudan nhằm chụp ảnh về cuộc nội
chiến và sự nghèo đói chết chóc ở đó, nơi mà anh cho rằng thế giới đang
bỏ qua.

Tại một cánh đồng khô cằn chết chóc, sau khi đã mệt với cảnh tượng hàng
loạt người chờ chết đói, Carter bỏ ra một chỗ trống và nghe được những
tiếng rên khe khẽ, rồi anh bắt gặp một cảnh tượng kinh hoàng: một bé gái
gần như sắp chết đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Khi anh
chuẩn bị chụp ảnh em bé, một con kền kền hạ cánh xuống gần đó và nó có
mặt trong khuôn hình.

Bức ảnh "Kền kền chờ đợi" được đăng đầu tiên trên tờ The New York Times
vào ngày 26/3/1993. Ngay lập tức, hàng trăm người gọi điện tới tòa soạn
hỏi thăm về số phận đứa trẻ. Phản ứng của độc giả dữ dội đến mức tờ báo
này phải làm một điều ngoại lệ là đăng thông báo về số phận của bé gái
đó. Theo chú thích, đứa bé đã đến được trạm cứu dưỡng và Carter đã đuổi
con diều hâu đi. Tuy nhiên, số phận sau cùng của bé gái thì đến nay vẫn
không ai biết rõ.

Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn, Carter nói rằng anh đã ngồi chờ 20
phút hy vọng rằng con kền kền sẽ bay đi. Nhưng nó vẫn ngồi nguyên tại
chỗ. Carter quyết định chụp lại bức hình đầy ám ảnh đó và rồi đuổi con
diều hâu đi. Tuy nhiên, anh vẫn phải chịu chỉ trích nặng nề về việc chỉ
chụp hình mà không giúp bé gái.

Carter còn tiết lộ anh đã ngồi dưới một gốc cây nhiều giờ đồng hồ, chỉ
hút thuốc và khóc. Về sau, cha anh, Jimmy Carter, cũng cho biết: "Kevin
luôn mang theo nỗi thống khổ về những tác phẩm mà mình đã tạo ra".

Tuy nhiên, trong cuốn sách The Boy who Became a Postcard của nhà văn
Nhật Bản Akio Fujiwara, ghi lại cuộc phỏng vấn với phóng viên ảnh Joao
Silva - người đồng hành với Carter đến Sudan, một câu chuyện khác đã
được kể lại.

Theo Silva, anh và Carter đã tới Sudan cùng tổ chức Liên Hợp Quốc và hạ
cánh tại miền nam Sudan vào ngày 11/3/1993. Tổ chức cứu trợ cho biết họ
sẽ cất cánh sau 30 phút - thời gian để phân phát thực phẩm, nên các
phóng viên ảnh đã đổ ra đi chụp ảnh. Phụ nữ và trẻ em từ các ngôi làng
cũng ùa ra để nhận lương thực cứu trợ.

Theo Silva, Carter cực kỳ sốc khi lần đầu nhìn thấy cảnh chết đói tàn
khốc và đã chụp rất nhiều hình ảnh về những đứa trẻ đói khổ. Khi đó, cha
mẹ của các em bé mải nhận thức ăn từ máy bay nên bỏ lại các con ở giữa
cánh đồng. Đó là tình huống của bé gái trong ảnh mà Carter chụp được.
Một con kền kền hạ xuống ngay sau đứa bé. Carter đã phải di chuyển rất
chậm để con kền kền không hoảng sợ bay đi, và chụp bức hình từ khoảng
cách 10 m. Anh chụp thêm vài kiểu hình nữa và sau đó con kền kền bỏ đi.

Vào ngày 2/4/1994, Carter đã giành giải thưởng cao quý nhất trong giới
nhiếp ảnh - giải Pulitzer cho bức "Kền kền chờ đợi". Giải thưởng phần
nào chứng tỏ tác phẩm của anh cũng có giá trị, nhưng nó vẫn không đủ xoa
dịu nỗi ám ảnh thống khổ trong con người Carter và khiến anh phải tự
chấm dứt cuộc đời ở độ tuổi vẫn còn sung mãn.


Dư luận thế giới đánh giá lương tâm của Kevin Carterqua bức hình này




Tấm hình làm rúng động cả thế giới, và nhờ đó nạn đói ở Châu Phi được thế
giới chú tâm hơn, một chiến dịch cứu đói Châu Phi được mở ra, có hàng
triệu người được cứu. Nhưng sau đó người ta không thể quên đi cô bé
trong bức hình. Người ta hỏi Kevin Carter về số phận của bé gái sau đó
ra sao? Kevin Carter không trả lời được vì sau khi chụp bức hình anh thì
cũng đi ngay…

Người ta tìm cách truy tìm thông tin về số phận của cô bé sau khi tấm hình được chụp, nhưng vô ích, em chỉ là một trong vô số thân phận các em bé bị bỏ rơi trong nạn đói, mà cha mẹ, người thân của em đã chết trước…

Nhưng chẳng nhẽ Kevin Carter lại vô tâm đến thế? Sao không nỡ đưa cô bé đến trại cứu trợ cách đó có vài trăm thước? Sao không đuổi con chim kên kên đó đi? Dẫu cho em chết nhưng để mặc con chim kên kên ăn thịt thì thật là nhẫn tâm, loài vật (Loài voi
chẳng hạn) còn bảo vệ xác đồng loại sau khi chết, không cho các loài thú
ăn thịt đến cắn xé phương chi con người ? Và người ta lên án Kevin Carter.

Có một bài báo đã viết về Carter: “The
man adjusting his lens to take just the right frame of her suffering,
might just as well be a predator, another vulture on the scene.
” . Dịch nghĩa: “Kẻ
chỉ chú tâm chụp ảnh, nhưng lại vô cảm trước thảm cảnh của cô bé da
đen, thì cũng chỉ là một con vật ăn thịt, một con kên kên thứ hai trong
bối cảnh tàn bạo ấy mà thôi
” . Kevin Carter đọc được bài báo này, anh đã tự sát.


Một tấm hình của Kevin Carter mà hàng triệu người được cứu khỏi chết đói.
Nhưng hành động tác nghiệp báo chí một cách máy móc, cố sao cho làm được
nhiều thao tác, lấy được nhiều tin… Đã làm một sinh linh bé nhỏ biến mất không thể tìm lại được nữa. Chắc khi phát hiện ra sai lầm, Kevin Carter cũng cố gắng tìm kiếm khắc phục… Nhưng vô vọng. Mặc dù cứu được hàng triệu người khỏi nạn đói đe doạ tính mạng, nhưng dù chỉ vô tình mà bỏ mặc một sinh linh bé bỏng trong nguy hiểm rình rập mà Kevin Carter đã tự sát. Anh là người có lương tâm, anh nhận ra sai lầm của mình, và rất đau đớn khi sai lầm đó không thể khắc phục được hậu quả… Dẫu là tự
sát, nhưng người công chính vẫn muốn thắp một ngọn nến mà cầu nguyện cho anh – Cho lương tâm của nhân loại.
khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 40
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới Empty Re: Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết