báo lá cải online -
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Dịch giả Thúy Toàn: Người bắc cầu văn học Việt – Nga vắt ngang 2 thế kỷ

Go down

Dịch giả Thúy Toàn: Người bắc cầu văn học Việt – Nga vắt ngang 2 thế kỷ Empty Dịch giả Thúy Toàn: Người bắc cầu văn học Việt – Nga vắt ngang 2 thế kỷ

Bài gửi by khanhpt Mon Mar 12, 2012 3:52 pm

Viết khiêm tốn nhé
Dịch giả Hoàng Thuý Toàn sinh năm 1938, ở làng Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh. Tóc ông đã bạc, nhưng gương mặt, tác phong vẫn xởi lởi, hồn nhiên. Đôi khi ông làm MC trong các buổi giao lưu ở Trung tâm Khoa học Văn hóa Nga. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn (Đại học Sư phạm Mátxcơva mang tên Lênin) năm 1961 và từ đó dành trọn bầu nhiệt huyết dịch thơ Nga.
Dịch giả Thúy Toàn: Người bắc cầu văn học Việt – Nga vắt ngang 2 thế kỷ 4f5dba5d_1c4c8f61_atoan1
Biết tôi viết về ông, dịch giả Thúy Toàn bảo ngay: “Viết khiêm tốn thôi đấy nhé”. Nhưng nói cho công bằng, ông là một trong những người có nhiều đóng góp công sức để bắc nhịp cầu văn học Việt – Nga vắt ngang 2 thế kỷ.

Ông cho biết, văn học Nga vào Việt Nam từ trước Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt từ thập kỷ 50, qua vai trò tiên phong của nhà văn Vũ Ngọc Phan với cả một thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam thời kỳ này như Từ Tố Hiền, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Hoàng Trung Thông… đến Giáo sư Hoàng Xuân Nhị và các nhà văn, nhà thơ Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyễn Thành Long, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Sanh… rồi mới tới thế hệ dịch trực tiếp từ tiếng Nga: Nguyễn Thụy Ứng, Võ Thu Hiên, Phạm Mạnh Hùng… Tôi may mắn cũng bắt đầu từ thời kỳ này và được bạn đọc chú ý đôi chút.

Làng vừa giàu, vừa đẹp, lắm danh nhân
Chợ Giàu ở làng Phù Lưu quê ông nổi tiếng là hào hoa phong nhã, yên ả, thanh bình. Cảnh làng tươi đẹp, phong quang, trù phú, đình đền, miếu mạo đều là thắng cảnh đẹp, có đầm sen bát ngát – xưa là lưu vực sông Tiêu Tương thơ mông với truyền thuyết chàng lái đò Trương Chi.

Làng quê ông ít ruộng nhưng nằm ở địa thế cao ráo, là đầu mối giao thông nên có chợ Giàu to nhất tỉnh nổi tiếng cả nước:

Chợ Giàu một tháng sáu phiên
Ai ơi nên nhớ chớ quên chợ Giàu

Ông tự hào khoe rằng: “Đàn bà, con gái Chợ Giàu rất đảm đang chạy chợ nuôi cánh đàn ông ăn học. Làng "thôn thị”, sầm uất như phố phường. Từ trước Cách mạng Tháng Tám, làng đã có những đoàn kịch, diễn viên, rất nhiều người có tài năng đã trổ diễn ở đình làng cho bà con xem. Từ bé tôi đã thấm đẫm những câu hát:

Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ
Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây…

Việc học hành có nhiều người đỗ đạt, tuy không bằng làng Tam Sơn, Đồng Nguyên cùng tỉnh, nhưng cũng nhiều tiến sĩ, quan tri phủ, tri huyện, tuần phủ… và một lớp trí thức, văn nghệ sĩ. Nhiều tên tuổi được ghi vào sử sách như Phó bảng Nguyễn Đức Lân, thi đỗ đại khoa khi tóc còn để trái đào, Tiến sĩ Hoàng Văn Hòe từ quan về ở ẩn, nhưng khi cờ nghĩa dấy lên đã hăng hái túi thơ, tay kiếm ra trận… Tiếp theo là lớp con cháu Hoàng Tích Chu, người đầu tiên viết câu văn “cộc lốc mở đường cho văn xuôi Việt Nam sau này, rồi họa sĩ Hoàng Tích Chù, nhạc sĩ Hồ Bắc, nhà văn Kim Lân, nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Đăng Bẩy… Có lẽ vì thế nên ông cũng có chút “máu nghệ sĩ” của lớp đàn anh.
Dịch giả Thúy Toàn: Người bắc cầu văn học Việt – Nga vắt ngang 2 thế kỷ 4f5dba5e_4431789e_ttngaganhuychuong1824x1224jpg-043102_resize

Bước đường đến với dịch thuật
Làng Phù Lưu đàn ông có truyền thống lập nghiệp xứ người. Mới 8-9 tuổi Thúy Toàn cũng đã trọ học xa nhà. 12 tuổi đi học Trường Thiếu sinh quân Việt Bắc. Thời gian ở trường này đã ảnh hưởng lớn đến ông trong tương lai bởi nhiều thầy cô trong trường là những trí thức văn nghệ sĩ, luôn khuyến khích học sinh thi đua viết báo liếp, báo tường, sáng tác ca dao, hò vè cổ vũ trên đường hành quân…

Tất cả đã khơi dậy nguồn cảm hứng thơ văn của Thúy Toàn. Nhạc sĩ Phạm Tuyên (lúc ấy là đại đội trưởng, kiêm giáo viên dạy văn) là người đầu tiên thổi vào tâm hồn cậu Thúy Toàn một nước Nga lạ lẫm.

16 tuổi, Thúy Toàn và 99 bạn trẻ sang nước Nga học tiếng Nga. Năm thứ 2 học tiếng Nga Thúy Toàn đã rất thích dịch những bài thơ, mẩu chuyện thiếu nhi Nga sang tiếng Việt (dù lúc đó ông và các bạn phải học tiếng Nga qua trung gian tiếng Trung, tiếng Pháp bởi cô giáo không hiểu tiếng Việt và học trò thì không biết tiếng Nga).

Ông có khá nhiều thơ, truyện ngắn, truyện dài đăng trên các báo Việt và Nga. “Nhưng rồi tôi kịp nhận ra, tất cả những cái gọi là sáng tác của tôi đều mờ nhạt so với tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ Nga. Những điều tôi vắt óc muốn nói, họ đã viết ra rất hay, rất nghệ thuật và sâu sắc. Thế là bên cạnh những vần thơ Kiều, Chinh phụ ngâm… và thơ của Hồ Xuân Hương, Tố Hữu, Hoàng Câm… trong hồn tôi ngân vang tiếng thơ của Puskin, Lecmontop, Exenhin… Tôi nảy ra ý định dịch thơ Nga sang tiếng Việt để nhiều người không biết tiếng Nga cùng thưởng thức” - ông giải thích thế về bước đường vào dịch thuật.

Người dịch thơ Puskin hay nhất Việt Nam?
Những vần thơ rất trong sáng, giàu nhạc điệu và gần gũi với ngôn ngữ Việt Nam của Pushkin do Thúy Toàn dịch, hòa với Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, Hoàng Yến, Tế Hanh... đã giúp người Việt hiểu tương đối toàn diện về các đại thi hào Nga, thi ca Nga, thổi bùng lên phong trào dịch thơ Nga, yêu thơ Nga rộng rãi ở Việt Nam.

Năm thứ 4 Đại học Sư phạm Lênin, Thuý Toàn đã có những bản dịch thơ Puskin gửi về NXB Văn học. Người ta tưởng ông là con gái bởi những bản thảo thơ Puskin được chép tay viết bằng nét chữ rất đẹp gửi về là của cô bạn học, cũng là vợ ông bây giờ. Những vần thơ trác tuyệt rất Nga:

Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu
Trước mắt anh em bỗng hiện lên
Như hư ảo mong manh vụt biến
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong...

qua bản dịch của Thuý Toàn đã in sâu vào tâm trí rất nhiều người Việt.

Ông bảo, mới chỉ dịch thơ Puskin khoảng dăm bảy chục bài. Nhưng bài nào cũng như rút ruột, rút gan vào những vần thơ dịch. Đọc những vần thơ trác tuyệt chuyển thể như thấy cả không khí hừng hực yêu nước và khát vọng tự do, những cung bậc tình yêu chân thành, dữ dội, chút buồn man mác ẩn giấu đâu đó… rất Nga và bây giờ, cứ nhắc đến Puskin là người ta nhớ ngay tới "dịch giả Thuý Toàn.

Nhiều người cho rằng Thúy Toàn dịch thơ Puskin hay nhất. Ông cười hiền lành: “Ở đời có nhiều người tài lắm, tôi chỉ là người yêu thích văn học thôi”. Nhiều người làm dịch thuật, nhưng là tay trái, vui thôi, mấy ai dành cả đời cho dịch thuật. Còn Thúy Toàn dịch thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, ông coi dịch là nghề nghiệp, là cứu cánh… Những bản dịch thành công nhất của ông, đặc biệt là công lao bền bỉ khi đưa thơ Nga đến Việt Nam của dịch giả Thúy Toàn sẽ được lịch sử văn học nước nhà ghi nhận.

Bài thơ 30 năm mới dịch xong…
Theo ông, dịch thuật cũng như sáng tác, muốn dịch hay phải cảm được nó. Nhiều bài một đêm là đã dịch xong, quá lắm ông thao thức tới 4 giờ sáng là xong. Tập Thơ Bunin mới xuất bản, một đêm ông dịch xong 3 bài Mối tình đầu, Khúc ca, Dạ từ. Nhưng có bài như Buổi sáng mùa đông ông phải dịch… 30 năm mới xong.

Năm 1956, ông là 1 trong 20 người được ở lại nước Nga học đại học. Kỳ nghỉ đông năm ấy, cô giáo trẻ đưa sinh viên đi trượt tưyết. Mùa đông nước Nga đẹp hoang sơ và lạ lẫm, đồi núi bao la, trập trùng, tít tắp là những cụm rừng tuyết trắng mênh mông, có những cụm rụng hết lá, chỉ còn toàn thân cây đen sì, riêng những cây tùng lúp xúp gần đó là còn xanh lá. Cô giáo đã đọc bài Buổi sáng mùa đông bằng chất giọng cực kỳ diễn cảm khiến Thúy Toàn mê ngay, tối về hì hụi tra từ điển để dịch bài thơ ra tiếng Việt. Nhưng chỉ dịch được đúng câu đầu là… tắc. Sau này ông dịch thêm nhiều bài thơ khác của Puskin, nhưng Buổi sáng mùa đông vẫn không dịch được trọn vẹn dù đã thấm cái thần, cái hồn của nó. Cuốn sách đầu tiên do ông chủ biên là “Thơ trữ tình Puskin” do NXB Văn học ấn hành năm 1966 vì thế đã không có Buổi sáng mùa đông.

Mãi tới 1987, đúng kỷ niệm 150 năm ngày mất của A. Puskin, ông chợt nhớ mùa đông nước Nga da diết và bất ngờ từng câu, từng chữ bỗng bật ra:

… "Hãy hiện lên như ngôi sao chói lọi
Miền Bắc phương chào buổi sáng Bắc phương...
Mới chiều qua em nhỉ bão cuồng điên
Một màn tối giăng đầy trời mù mịt
Mảnh trăng lu sau mây trời đen kịt
Vàng vọt soi như một vết ố hoen
Còn bây giờ em nhỉ, hãy nhìn xem
Nắng sớm gọi, tuyết tưng bừng rực rỡ
Trải mênh mông như tấm thảm tuyệt vờ
Dưới trong xanh thăm thẳm của vòm trời...

khiến những người từng ở nước Nga đọc cũng phải nao lòng nhớ mùa đông nước Nga.

… Và khúc ca bất hủ
Dấu ấn nữa là việc dịch tập Khúc ca cuộc hành binh Igo - một việc làm được coi là rất mạo hiểm vì những trở ngại ghê gớm sẵn sang xô dịch giả tới bờ vực thẳm thất bại. Dù đã được đào tạo đại học bài bản ở Liên Xô, đã am hiểu tường tận văn học Nga và ngôn ngữ Nga nhưng khúc ca đòi hỏi nhiều bút lực, ông đã phải tự học thêm tiếng Nga cổ, sưu tầm trên 20 bản dịch ra tiếng Nga hiện đại để so sánh, đối chiếu, thấu hiểu triệt để câu thơ nguyên bản.

Và ông đã tìm được cảm hứng, từ ngữ và nhịp điệu thơ Việt Nam thích hợp để truyền cái thần của khúc ca sang tiếng Việt nhuần nhuyễn, biến khúc ca bất hủ không chỉ là một tác phẩm dịch nghệ thuật đơn thuần, mà là một công trình khoa học nghiêm túc. Ông rất chăm chút đến nhạc điệu của câu thơ dịch, những âm hưởng ca dao, thơ cổ điển và thơ mới Việt Nam, làm bản dịch luôn có sự mượt mà tươi tắn, cả người đọc thơ Nga nguyên bản cũng khâm phục rằng, đó là sáng tạo mang đấu ấn Thúy Toàn độc đáo.

Phó Tiến sĩ, Phó giáo sư A. A. Saikin đã nói: “Nhờ có dịch giả Thúy Toàn mà bạn đọc Việt Nam được tiếp xúc với hòn ngọc của nền văn học Nga, trong đó có Khúc ca về cuộc hành binh Igo. Bản dịch của ông là đóng góp lớn vào việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Nga của thời đại xa xưa”.

“Riêng tập Thơ Bunnin đến tuổi già như tôi mới dịch được” – Dịch giả cho biết vậy. Tuổi này đã cảm nhận gần hết cuộc sống, mới thấy con người là một vũ trụ cô đơn, mọi thứ cô đơn. Mỗi người dù đã có gia đình, người yêu, nhưng không ai hiểu mình bằng minh. Thấy rõ vợ vẫn thương mình, nhưng cũng không thể hiểu, thông cảm hết được.

Ông tự bạch rằng: “Tới nay, nếu bạn đọc đâu dó cỏn nhắc nhở vài câu thơ dịch của tôi, đó là niềm vui rồi. Văn thơ Nga và thế giới phong phú vô cùng, như cái mỏ quý tbất tận, thả sức mà “tung hoành”.

Bắc nhịp cầu cho thơ Nga tới Việt Nam.

Với Thúy Toàn, nước Nga là nơi để thương, để nhớ, có những điều đặc biệt không thể giải thích nổi :

Bằng trí óc không hiểu nổi nước Nga
Không thể đo nước Nga bằng dây thước,
Nước Nga có một điều đặc biệt
Hãy đặt niềm tin vào nước Nga

Cái đẹp nước Nga đẹp dễ tìm thấy trong thơ ca Nga, mỗi mùa nước Nga lại thay bức tranh thiên nhiên mới. Tuy có mặt này, mặt khác, nhưng con người nước Nga nhân hậu, lao động vất vả nhưng chân thành. Người già cũng hùng hục làm việc. Cánh thanh niên lao động xong đi uống bia cực khỏe, làm ra làm, chơi ra chơi. Họ sống nội tâm nhiều. Trí thức Nga mỗi người có con đường tự chọn riêng và đi bằng được, tiến sĩ ra tiến sĩ, nhà khoa học ra khoa học và các bác học Nga không phải ai cũng là tiến sĩ. Còn nghệ sĩ là tài năng, nhiều người không học hết phổ thông, nhiều nhà văn, nhà thơ Nga không có bằng cấp nhưng họ đọc rất nhiều, nói gì họ cũng biết và còn giảng giải được cho mình.

Cảm nhận của ông về nước Nga, văn học Nga nói chung đã kéo gần người Việt với tâm hồn Nga. Mỗi khi nghe nước Nga xảy ra động đất, khủng bố, chìm tàu ngầm, ông thấy như người thân mình bị thương tổn vậy.

Ngài D.I.Kachin – nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam từng nói: “Đồng chí Thúy Toàn đã đóng góp rất lớn vào việc truyền bá văn học Xô Viét và dịch thơ Nga và Xô Viết ra tiếng Việt “. Ban Thư ký Hội Nhà văn Nga mới đây gửi điện chúc mừng nhân dịp ông 70 tuổi nhận định: “Nhờ hoạt động văn học dịch của ông, độc giả Việt Nam nhiều thập kỷ nay được tạo điều kiện để làm quen với các tác phẩm của nhiều tác giả kinh điển văn học Nga. Chúng tôi rất biết ơn ông”.

Ở tuổi thất thập cổ lai hy ông vẫn lao động không ngơi nghỉ, có những tác phẩm dịch thuật văn học mới, góp phần truyền bá văn học Nga, làm cầu nối văn học, giao lưu giữa hai nước Việt – Nga

Dịch giả Hoàng Thúy Toàn nguyên Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng biên tập NXB Văn học, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông là Chủ tịch Hồi đồng Văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.

Với Hội Nhà văn Nga, ông là người bạn, đồng nghiệp đáng kính. Năm 1987 ông được trao tặng Giải thưởng Quốc tế của Hội Nhà văn Liên Xô về dịch văn học Nga – Xô Viết, là hội viên danh dự của Hội Nhà văn Nga hiện nay, là Ủy viên tích cực trong Ban chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt – Nga.

Ông cũng là một trong những người Việt Nam quan tâm và chứng kiến mọi biến cố lịch sử cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 của Nga, giữ liên lạc chặt chẽ với các bạn văn và dịch giả Nga – Xô Viết.
Dịch giả Thúy Toàn: Người bắc cầu văn học Việt – Nga vắt ngang 2 thế kỷ 4f5dba5c_135f3605_4f2cf6fababb0

50 năm lao động nghệ thuật gắn liền với văn học Nga, dịch giả Thúy Toàn đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học Nga – Xô Viết và văn học Nga, văn hóa Nga nói chung, nhiều sách dịch và biên dịch nổi tiếng. Với tinh thần nghiêm túc, sự uyên bác, lịch lãm cho phép ông nhập vào nhiều nhà thơ Nga để bắc một nhịp cầu thơ cho thơ Nga tới Việt Nam.

Hà Dương
khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 40
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết