báo lá cải online -
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Con số trong ngày: 50 - 60

Go down

Con số trong ngày: 50 - 60 Empty Con số trong ngày: 50 - 60

Bài gửi by khanhpt Mon Sep 26, 2011 8:32 am

50 - 60 là số cá thể còn tồn tại của loài vooc Cát Bà - loài vọc quý hiếm chỉ sống duy nhất ở địa danh này.

Voọc Cát Bà (còn gọi là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà) (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) là động vật có vú thuộc bộ linh trưởng, phân bộ Haplorrhini, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi Trachypithecus, nhóm francoisi, là họ hàng gần với voọc đầu trắng ở Trung Quốc.

Phân biệt
Có hai phân loài của voọc đầu trắng là poliocephalus và leucocephalus. Phân loài đầu tiên có lông trên đầu màu trắng và vàng, là voọc Cát Bà, phân loài sau là voọc có lông đầu màu trắng thuần túy, sinh sống ở Trung Quốc. Voọc Cát Bà là loài linh trưởng rất quý hiếm chỉ có trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng với diện tích sinh sống nhỏ hơn 100 km² và có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và có lẽ là dạng linh trưởng hiếm nhất ở châu Á.

Lý do
Một số tài liệu vẫn gọi là voọc đầu trắng vì trước đây người ta chỉ biết loài voọc đầu trắng nói chung là Trachypithecus poliocephalus, sau này khi phát hiện ra voọc Cát Bà là phân loài của loài này, có đặc điểm và đặc tính không hoàn toàn giống với voọc đầu trắng Trung Quốc thì mới tách ra làm hai phân loài là poliocephalus và leucocephalus[3]. Voọc đầu trắng cũng là loài đang gặp nguy hiểm, nhưng mức độ thấp hơn của voọc Cát Bà[4]. Giống như mọi thành viên của nhóm loài Trachypithecus francoisi, phân loài này có tập tính sinh sống tập thể, kiếm ăn ban ngày trong các khu rừng đá vôi.

Sinh sản trong bảo tồn
Ngày 2 tháng 6 năm 2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, lần đầu tiên trên thế giới một con voọc Cát Bà đã sinh được một voọc con khỏe mạnh. Cặp voọc bố mẹ được lực lượng kiểm lâm Cát Bà cứu thoát từ tay thợ săn năm 1998 và 2000 sau đó đưa về nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng. Hiện nay, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ còn từ 50 đến 60 cá thể (nguồn IUCN) và chúng đang phải đối mặt với việc mất môi trường sinh sống từ các mối đe doạ lớn nhất là: nạn săn bắt trộm, việc phá rừng làm đất trồng trọt và sự phát triển du lịch ồ ạt tại đảo Cát Bà.

khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 39
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Con số trong ngày: 50 - 60 Empty Bảo tồn voọc Cát Bà- Sớm khảo sát, xác định tổng thể đàn voọc

Bài gửi by khanhpt Mon Sep 26, 2011 8:33 am

Đã có thêm 8 cá thể voọc con được sinh ra, tính từ tháng 7 - 2008 đem lại kết quả tích cực của quá trình theo dõi, bảo tồn đàn voọc Cát Bà. Tuy nhiên, hạn chế trong nhận thức và nạn săn bắt động vật hoang dã đang là thách thức lớn, đe dọa đến quá trình bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm chỉ có ở Cát Bà.

Vấn nạn săn bắt, buôn bán
Đến nay, việc có thêm 8 cá thể voọc con được sinh ra, nâng tổng số vọc được sinh ra từ khi triển khai dự án bảo tồn vọc lên 21 con, tổng đàn vọc ở Cát Bà khoảng 60 đến 70 con. Voọc trở thành một loài đặc biệt, hàng đầu trên đảo và hiện chúng đang cư trú ở phía nam đảo Cát Bà. Đó là thông tin được Giám đốc Dự án Bảo tồn voọc Cát Bà Daniela Schrudde khẳng định.

Nhưng bà Giám đốc người Đức cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức đối với Dự án Bảo tồn voọc, đó là nhận thức về bảo vệ thiên nhiên ở đảo Cát Bà vẫn thấp, trong khi nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã diễn biến phức tạp.

Còn hạn chế trong công tác tuyên truyền để người dân tham gia bảo vệ voọc, cũng như chưa có giải pháp triệt để ngăn chặn tình trạng săn bắt, khai thác rừng trái phép. Đây chính là mối hiểm họa đối với loài voọc cũng như các động vật hoang dã, quý hiếm khác ở đảo Cát Bà.

Thực tế, cũng như loài voọc, sơn dương là loài động vật quý hiếm, nhưng đang phải đối mặt với áp lực săn bắn rất lớn. Chỉ trong 2 tháng gần đây, có ít nhất 6 cá thể sơn dương bị giết và hiện loài này chỉ còn khoảng 30 đến 40 cá thể trên đảo.

Theo xác nhận của Dự án Bảo tồn voọc, sơn dương thường bị săn bắt ở khu vực xã Gia Luận, sau đó được đem tiêu thụ ở thị trấn Cát Bà để chế biến thành rượu. Điều nguy hiểm ở chỗ, từ việc săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã như sơn dương, rất có thể loài voọc vô tình trở thành nạn nhân của hoạt động nguy hại này. Còn nhớ lần cuối voọc bị giết hại do nạn săn bắt diễn ra cách đây 8 năm (năm 2001) và từ đó đến nay chưa tái diễn, nhưng hoạt động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã liên tục tăng gây khó khăn cho công tác bảo vệ động vật hoang dã và loài voọc

Những nỗ lực bảo tồn
Giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà Hoàng Văn Thập cho biết, lực lượng kiểm lâm Vườn, Kiểm lâm huyện Cát Hải, Khu dự trữ sinh quyển thế giới và Dự án Bảo tồn voọc Cát Bà đang tích cực hợp tác trong bảo vệ loài voọc. Trước hết là công tác tuyên truyền thông qua hội thảo cho giáo viên tại Vườn quốc gia Cát Bà. Những thông tin, tài liệu quý, đặc biệt là nâng cao nhận thức về bảo tồn động vật quý hiếm trên đảo như sự khởi đầu rất giá trị cho việc tuyên truyền đến học sinh, thế hệ trẻ trên đảo Cát Bà về ý thức cũng như biện pháp bảo tồn, đa dạng sinh học.

Đặc biệt, theo bà Daniela, đã có giáo viên tiếng Anh người Mỹ, tình nguyện viên người Đức, 10 tình nguyện viên người Mỹ và nhiều sinh viên Việt Nam, Đức, Hà Lan đến Vườn quốc gia Cát Bà để giúp đỡ, nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng trang web cho Vườn quốc gia; đặt một số biển hướng dẫn trên tuyến đường du lịch từ trung tâm Vườn đi Việt Hải và một số biển báo tại khu bảo tồn nghiêm ngặt. Trong đó, đáng chú ý là nhiều sinh viên được tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu về voọc và tổng thể đa dạng sinh học Cát Bà, góp phần xây dựng các biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất.

Khoảng 3200 ha rừng trên đảo Cát Bà thường xuyên được tuần tra bởi các câu lạc bộ bảo vệ rừng,dưới sự giám sát của dự án và Hạt kiểm lâm. Trong đó, thành viên câu lạc bộ được tập huấn xử lý dơi bị mắc vào lưới bẫy chim di cư; tuần tra ban đêm bảo vệ chim di cư; chống lại hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Đặc biệt là chương trình bảo vệ dựa vào cộng đồng với sự tham gia của hơn 150 người dân trên đảo giúp lực lượng chức năng phát hiện tịch thu hơn 30 bình rượu phạm pháp, 350 con bọ cạp, 3 con trăn, 8 con rùa, 3 con chim, 40 con tắc kè… Từ đó, xác định sức khỏe, nguồn gốc của động vật thu được để thả chúng về rừng.

Di chuyển đàn voọc- giải pháp bảo tồn
Theo báo cáo của Dự án bảo tồn voọc, hiện có một đàn voọc gồm 3 cá thể không quan sát được trong suốt hai năm qua xuất hiện trở lại ở phía nam đảo Cát Bà. Do vậy, cần phải triển khai kế hoạch di dời 3 cá thể voọc cái cô lập tới những đàn voọc có khả năng sinh sản. Trước mắt, tạo tập tính cho 3 cá thể voọc này và chuẩn bị kế hoạch di dời chúng về nơi tập trung.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Thành trong buổi làm việc với Dự án Bảo tồn voọc Cát Bà khẳng định: “Voọc từng có hàng nghìn con, nhưng do nạn săn bắn, hiện chỉ còn hơn 60 con. Do vậy, vai trò của dự án cũng như công tác bảo tồn là rất quan trọng. Đây không chỉ là mối quan tâm của thành phố mà còn thể hiện trách nhiệm trước cộng đồng thế giới trong bảo vệ loài voọc chỉ còn ở Cát Bà”. Đồng chí chủ tịch chỉ đạo: việc thu gom, di dời voọc là rất khó khăn, nhưng vô cùng quan trọng để quản lý, bảo tồn và giúp chúng sinh sản, bảo vệ nguồn gen quý hiếm. Do vậy, từ các xã, thị trấn đến chính quyền huyện Cát Hải và các ngành chức năng phải hết sức quan tâm, phối hợp hiệu quả, để di dời đàn voọc trong thời gian sớm nhất. Sau đó, yêu cầu đặt ra là thực hiện một nghiên cứu, khảo sát toàn diện về voọc để xác định chính xác kích cỡ quần thể và tất cả các khu vực của voọc trên đảo Cát Bà. Điều này càng quan trọng bởi hiện vẫn chưa xác định chính xác có bao nhiêu con voọc trên đảo Cát Bà để có phương án tối ưu trong bảo tồn động vật quý hiếm này./.

(Nguồn: Báo điện tử Hải Phòng)
khanhpt
khanhpt
Admin

Tổng số bài gửi : 435
Reputation : 0
Join date : 30/09/2009
Age : 39
Đến từ : Phú Thọ

https://lacaionline.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết